Câu hỏi: Tôi đang làm ở công ty A, hiện
đang mang thai và nghỉ dịch ở nhà thì có ảnh hưởng đến việc hưởng chế độ thai sản
không? Nếu được hưởng thì được hưởng những chế độ gì?
Đáp:
Căn cứ theo Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, điều
kiện nhận trợ cấp thai sản đối với lao động nữ khi sinh con là:
- Đóng
bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh
con.
- Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12
tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội
từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Như vậy, mặc dù bạn nghỉ dịch ở nhà
nhưng chỉ cần thuộc một trong hai điều kiện trên thì bạn sẽ được hưởng chế độ
thai sản.
Về những chế độ được hưởng, theo Điều
32, 34, 38 và 41, Luật BHXH năm 2014, tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ mà lao
động nữ sẽ được nghỉ những ngày khác nhau và mức hưởng khác nhau. Cụ thể:
Thời gian hưởng chế độ khi khám
thai
Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám
thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc
người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày
cho mỗi lần khám thai.
Thời
gian nghỉ này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ
hằng tuần.
Mức
hưởng
|
=
|
Mức
bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ
|
:
|
24
|
x
|
Số
ngày nghỉ
|
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
Lao
động nữ được nghỉ sinh con 06 tháng, trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ
hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Mức
hưởng
|
=
|
100%
|
x
|
Mức
bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ
|
|
x
|
6 tháng |
Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng
thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã
đóng.
Tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con:
Theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội
2014, lao động nữ sinh con sẽ được hưởng tiền thai sản, bao gồm:
Trợ cấp một lần/con = 2 x Mức lương cơ sở
Năm 2021, mức lương cơ sở là 1,49 triệu
đồng/tháng. Do đó, mức trợ cấp một lần khi sinh con là: 1,49 triệu đồng x 2 =
2,96 triệu đồng/con.
Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
sau khi sinh con
Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng
chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa
phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Trong đó, khoảng thời gian 30 ngày đầu
làm việc được tính kể từ ngày hết thời hạn được hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe
của người lao động chưa phục hồi.
Số ngày nghỉ cụ thể sẽ do người sử dụng
lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định với thời gian tối đa như
sau:
- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ
sinh một lần từ hai con trở lên;
- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ
sinh con phải phẫu thuật;
- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp
khác.
(Thời gian này bao gồm cả ngày nghỉ lễ,
nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần)
Trong thời gian này, người lao động được
chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản với mức hưởng:
Mức
hưởng mỗi ngày = 30% x Mức lương cơ sở
Năm 2021, mức lương cơ sở là 1,49 triệu
đồng/tháng. Do đó, mức hưởng dưỡng sức sau sinh là 447.000 đồng/ngày.
Trên đây là một số chế độ thai sản cơ
bản đối với lao động nữ khi sinh con. Nếu
còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ trang Facebook “Công đoàn BìnhPhước” để được hỗ trợ.
Ban
biên tập