Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới
Sau
hơn 15 năm thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX về xây dựng gia
đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác xây dựng gia đình
đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và đoàn thể đã xác định công tác xây dựng gia đình là một trong
những nội dung quan trọng trong chương trình công tác. Nhiều gia đình đã tiếp cận
được những dịch vụ xã hội cơ bản, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao. Kinh
tế hộ gia đình đã đóng vai trò quan trọng trong thu nhập quốc dân; nhiều hộ gia
đình đã nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng. Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em
và chăm sóc người cao tuổi trong gia đình được coi trọng và có nhiều tiến bộ.
Bình đẳng giới, quyền trẻ em, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày
càng được đề cao. Chăm lo, vun đắp, xây dựng, giữ gìn hạnh phúc gia đình là giá
trị cao đẹp mà mỗi người Việt Nam luôn quan tâm thực hiện và hướng tới. Các giá
trị chung thủy, yêu thương, chia sẻ và bình đẳng trong hôn nhân luôn được coi
trọng... Những thành tựu của công tác xây dựng gia đình đã góp phần tích cực
vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, phát triển văn hóa và con
người Việt Nam; thực hiện thành công Mục tiêu Thiên niên kỷ về chăm sóc sức khỏe
bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Gia đình đoàn viên Phan Trọng Quốc - công đoàn cơ sở trường Tiểu học Nha Bích (Chơn Thành)
Tuy
nhiên, một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm
quan trọng của gia đình và công tác xây dựng gia đình. Việc quán triệt và tổ chức
thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về gia đình có nơi còn thiếu đồng bộ. Chi tiêu của gia đình cho dịch vụ xã hội
cơ bản còn chiếm tỉ trọng lớn, nhất là cho dịch vụ y tế và giáo dục. Chưa quan
tâm phát huy vai trò của cộng đồng và đầu tư nguồn lực cho công tác xây dựng
gia đình. Chưa có giải pháp đồng bộ, kịp thời để phòng ngừa, ngăn chặn tác động
tiêu cực của cơ chế thị trường, lối sống thực dụng, thông tin tiêu cực trên
Internet và mạng xã hội tới gia đình. Chưa xử lý triệt để tình trạng bạo lực
gia đình, buôn bán phụ nữ, xâm hại tình dục, sử dụng lao động trẻ em; sự phối hợp
giữa gia đình với nhà trường và xã hội trong định hướng giá trị, giáo dục đạo đức,
lối sống cho giới trẻ còn hạn chế. Việc bình xét, công nhận gia đình văn hóa ở
nhiều nơi còn hình thức...
Nhằm đẩy mạnh
công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ,
hạnh phúc, văn minh theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Ban Bí thư Trung
ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình
mới. Theo đó, Tỉnh ủy Bình Phước đã có Kế hoạch số 44-KH/TU ngày 17/9/2021 về thực hiện Chỉ thị
số 06-CT/TW ngày 24-6-2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới. Ngày 01/10/2021, Ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành văn bản số 21-HD/BTGTU hướng dẫn triển khai thực
hiện Kế hoạch số 44-KH/TU ngày 17-9-2021 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số
06-CT/TW ngày 24-6-2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới. Theo
đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
chính trị - xã hội chủ
động chỉ đạo nghiên cứu thực hiện các nhóm nhiệm vụ và giải pháp, trong đó:
Tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số
06-CT/TW, Kế hoạch số 44-KH/TU cho toàn
thể cán bộ, đảng viên. Đưa việc triển khai thực hiện công tác xây dựng gia đình
trở thành nội dung quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ hàng năm.
Thường xuyên
lãnh đạo, chỉ đạo công tác gia đình, rà soát, xây dựng và hoàn thiện việc thực
hiện hệ thống chính sách, pháp luật về gia đình và các lĩnh vực có liên quan đến
gia đình theo hướng lấy hoạt động của gia đình làm trọng tâm, hướng đến mục
tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.
Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện có
hiệu quả Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Kế hoạch hành động về “xây dựng gia đình thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, quy định về công tác gia đình và những chương trình, đề
án, các phong trào, các cuộc vận động về công tác gia đình, công tác xây dựng
đời sống văn hóa do các cấp triển khai.
Đẩy mạnh, đổi mới công tác thông tin tuyên truyền trên báo
chí, các loại hình truyền thông mới, sử dụng hiệu quả Internet và mạng xã hội,
phổ biến, quán triệt sâu rộng các chủ trương, chính sách về gia đình và công
tác xây dựng gia đình đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân; giáo dục chính trị,
pháp luật về hôn nhân và gia đình; các chuẩn mực, giá trị văn hóa gia đình;
kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình; các mô hình gia đình tiêu biểu; các rủi
ro đối với gia đình; phê phán lối sống thực dụng, tệ nạn xã hội, bạo lực gia
đình, các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình. Nâng cao hiệu quả,
tính thiết thực, ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng trong xây dựng gia đình
văn hóa. Phát huy vai trò nền tảng của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc
xây dựng môi trường văn hóa, con người Việt Nam giàu lòng nhân ái, khoan dung,
chân thành, tín nghĩa, trọng đạo lý, cần cù, chăm chỉ, tiết kiệm, sáng tạo,
khát vọng, hiện đại. Thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Bình Phước nói
lời hay, làm việc tốt” gắn với thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh.
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về
công tác xây dựng gia đình.
Gia đình là tế
bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, môi trường lưu giữ, giáo dục, trao truyền
các giá trị văn hóa dân tộc cho các thành viên trong gia đình. Xây dựng gia
đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết
sức hệ trọng của dân tộc ta. Công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự phát triển bền vững đất nước. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới là chủ trương đúng đắn, cần được triển khai thực hiện trong toàn Đảng, các
cấp chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
và nhân dân.
Bùi Văn Sơn