- Bối cảnh tình hình đất nước ta sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và việc ký hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam; chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc đưa cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc; ý nghĩa lịch sử của sự kiện; khẳng định việc đưa cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc là một quyết định mang tầm chiến lược, đây không chỉ là đợt chuyển quân thông thường mà còn là đợt chuyển quân mang trong đó những chủ trương, chính sách về quản lý, đãi ngộ, sử dụng và bồi dưỡng - đào tạo đội ngũ cán bộ, chiến sĩ vừa góp phần cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Diễn biến, quá trình của cuộc chuyển và nhận quân tập kết ra Bắc năm 1954 của cả hai miền Nam - Bắc; những chỉ đạo từ Trung ương đến các địa phương; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ cấp ủy, chính quyền đến các tổ chức đoàn thể Nhân dân để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó.
- Khẳng định truyền thống yêu nước, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí quyết tâm thống nhất đất nước với chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”; khẳng định Nhân dân hai miền Nam - Bắc luôn đoàn kết một lòng vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, dũng cảm trong xây dựng và chiến đấu ở mọi thời kỳ cách mạng của dân tộc; Nhân dân miền Bắc chuẩn bị chu đáo những điều kiện tốt nhất, đón tiếp tận tình cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam như đón người thân, anh em ruột thịt của mình; khẳng định truyền thống cách mạng kiên cường của quân dân miền Nam, chấp hành tuyệt đối sự phân công, điều động của tổ chức với tinh thần “Đi hay ở đều là nhiệm vụ”.
- Tình cảm sâu nặng và sự quan tâm sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Nhân dân miền Nam thông qua các cuộc gặp của Bác với đồng bào, chiến sĩ miền Nam, qua bức thư thăm hỏi, động viên, căn dặn bộ đội, cán bộ và các gia đình từ miền Nam ruột thịt tập kết ra Bắc.
- Tuyên truyền việc phát huy những kết quả đạt được qua 70 năm thực hiện chủ trương đưa cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam ra Bắc: khẳng định nhiều cán bộ, chiến sĩ, học sinh đã trở thành cán bộ, lãnh đạo các cấp, các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp, các nhà khoa học đầu ngành ở nhiều lĩnh vực, các nghệ sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà báo nổi tiếng, nhiều doanh nhân tài ba, trong đó nhiều người đã trở thành anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động… góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước. Việc vận dụng những bài học kinh nghiệm của sự kiện Tập kết ra Bắc trong thực hiện chiến lược xây dựng, rèn luyện thế hệ cách mạng cho đời sau; xây dựng, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
- Cổ vũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân phát huy tinh thần của sự kiện tập kết ra Bắc tiếp tục đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới.
- Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm sự kiện diễn ra ở các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là Lễ kỷ niệm, Chương trình cầu truyền hình, Hội thảo khoa học,… các hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước, “Đền ơn, đáp nghĩa”, chăm lo đời sống Nhân dân; quảng bá các di tích lịch sử địa điểm tập kết ra Bắc 1954 và đón đồng bào tập kết đối với Nhân dân, du khách trong và ngoài nước.
Các cấp Công đoàn trong tỉnh lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, gắn với các hoạt động của tổ chức công đoàn. Tích cực tham gia các hoạt động “Uống nước nhớ nguồn”, giao lưu, gặp gỡ, tri ân, tôn vinh những cán bộ, đảng viên, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động và con em miền Nam tập kết ra Bắc hiện đang sinh sống, lao động tại tỉnh Bình Phước. Cán bộ công đoàn, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động, nhất là đội ngũ cán bộ tuyên giáo, báo cáo viên, tuyên truyền viên trong hệ thống công đoàn đăng tải, chia sẻ thông tin tích cực về sự kiện Tập kết ra Bắc.